Những nguyên tắc quan trọng tài xế cần nhớ để phòng tránh ô tô bị nổ lốp vào mùa hè

Những nguyên tắc quan trọng tài xế cần nhớ để phòng tránh ô tô bị nổ lốp vào mùa hè

Vào mùa hè, nguy cơ xe bị nổ lốp trên đường cao tốc rất dễ xảy ra. Người lái nên tìm hiểu các nguyên nhân khiến xe bị nổ lốp để phòng tránh.

Có nhiều nguyên nhân khiến lốp xe bị nổ, trong đó có một số nguyên nhân phổ biến như thời tiết nắng nóng, sử dụng lốp kém chất lượng, lốp bị mòn, lốp dính đinh, lốp căng hơi hay chạy quá tốc độ của lốp.

Điều này nói lên rằng, điều quan trọng là tài xế luôn kiểm tra lốp thường xuyên, đặc biệt là khi chuẩn bị lái xe đường dài để bảo dưỡng thích hợp và tránh những tai nạn do nổ lốp. Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu về các nguyên nhân gây nên vấn đề này.

Nguyên nhân gây nổ lốp?
Có nhiều yếu tố có thể gây nổ lốp, dưới đây là một số nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp có thể gây nổ lốp.
Lốp non hơi: Lốp non hơi sẽ làm cho thành lốp chịu nhiều áp lực, điều này sẽ gây uốn cong cấu trúc bên trong thành lốp. Như chúng ta đã biết, theo nguyên lý hoạt động của xe, áp suất không khí trong lốp ô tô có nhiệm vụ nâng toàn bộ trọng lượng của xe cũng như trọng lượng của hành khách và hành lý.

 Những nguyên tắc quan trọng tài xế cần nhớ để phòng tránh ô tô bị nổ lốp vào mùa hè

Khi lốp xe bị non hơi, đồng nghĩa với việc vỏ xe phải gánh thêm “trách nhiệm” khiến các thành phần cấu tạo lốp bao gồm: dây thép, cao su, gai lốp và cả tanh lốp phải hoạt động quá sức. Cuối cùng dẫn đến tính toàn vẹn của cấu trúc bên trong thành lốp bị hư hại, dẫn đến nổ lốp.

Lốp bị hư hỏng: Lốp bị phồng, rách bên hông, nứt, bị mòn đều không phù hợp chạy xe ở tốc độ cao và cũng có nguy cơ bị nổ lốp cao hơn.

Chạy quá tốc độ: Mỗi loại lốp đều có giới hạn tốc độ riêng. Để duy trì sự an toàn thích hợp, không bao giờ được vượt quá 80% tốc độ định mức vì nó có thể làm giảm tuổi thọ do hạn chế khả năng tản nhiệt ở tốc độ cao.

 Những nguyên tắc quan trọng tài xế cần nhớ để phòng tránh ô tô bị nổ lốp vào mùa hè

Xe chở quá tải: Giống như tình trạng lốp xe bị non hơi, lúc này nhiệt sinh ra trong quá trình ma sát với mặt đường và việc di chuyển qua các đoạn đường lồi lõm sẽ đẩy sức chịu đựng của vỏ đi quá giới hạn. Do đó, tình huống xe ô tô bị nổ lốp là điều khó tránh khỏi.

Xe đi vào đường sỏi đá, ổ gà: Xe đi vào đường ổ gà có thể gây hỏng mâm xe và lốp ngay lập tức, đặt biệt khi di chuyển ở tốc độ cao. Trong trường hợp tài xế đang cầm lái một chiếc xe có bộ mâm cỡ lớn, điều này đồng nghĩa với độ dày của thành vỏ sẽ rất mỏng và chỉ cần cấn các gờ nhỏ hay đá ở tốc độ cao rất có thể sẽ lốp xe sẽ bị nổ.

Làm sao ngăn chặn nổ lốp xe hơi vào mùa hè?
Bao giờ phòng bệnh cũng là biện pháp tốt hơn. Đó là lý do tại sao chúng tôi đưa ra một số nguyên tắc mà tài xế cần tuân thủ để ngăn chặn tình trạng lốp xe bị nổ.

Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất bảo đảm tình trạng nguyên vẹn của lốp, tức là độ sâu của gai lốp phải ở ngưỡng an toàn. Ngoài ra, lốp xe không được có bất kỳ vết cắt hoặc chỗ phồng nào trên thành bên của chúng.

Như đã đề cập, lốp non hơi/thừa hơi cũng khiến xe dễ bị nổ lốp. Do vậy, tài xế nên lắp thêm cảm biến áp suất lốp hoặc do bằng cách truyền thống. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi đúng cách và duy trì áp suất không khí tối ưu trên lốp xe của bạn.

Theo kinh nghiệm chăm sóc bảo dưỡng xe, khi nhiệt độ tăng/giảm khoảng 10 độ F (hay 5 độ C) thì áp suất lốp sẽ thay đổi khoảng 1 PSI. Vì vậy, để bơm đúng áp suất lốp, tốt nhất là chọn thời điểm mà nhiệt độ môi trường nằm quanh 21 độ C (cũng là môi trường hoạt động chủ yếu của xe), rồi bơm gần đến áp suất cho phép nói trên (32 PSI hay 2,25 kg/cm2).

 Những nguyên tắc quan trọng tài xế cần nhớ để phòng tránh ô tô bị nổ lốp vào mùa hè

Vào mùa hè, khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, có khi lên đến 40 độ C, áp suất bơm trước đó ở nhiệt độ phòng sẽ tăng khoảng 4 PSI. Lúc này áp suất lốp nên được giảm bớt 4 PSI so với trước đó, nếu 40 độ C là nhiệt độ vận hành thường xuyên của xe.

Nguyên tắc thứ hai, giảm tốc độ khi ôm cua. Việc ôm cua bị bẻ ngang rất mạnh khiến cho thành lốp không những phải chịu tải đè nặng, mà còn phải chịu lực xé ngang, làm tăng nguy cơ bị nổ lốp. Ngoài ra, khi dùng lốp dự phòng, tài xế cũng cần di chuyển dưới tốc độ 80 km/h.

Nguyên tắc thứ ba, đảo lốp sau 10.000 km, tác dụng của việc đảo lốp giúp các lốp mòn đều hơn, đảm bảo độ bền bỉ như nhau và quan trọng hơn là đảm bảo tính năng vận hành xe tốt nhất.

Nguyên tắc thứ tư, không lắp độ mâm xe. Độ mâm xe sẽ làm sai sự tính toán của nhà sản xuất, điều này không chỉ tăng nguy cơ gây nổ lốp mà chủ xe còn có nguy cơ không được đăng kiểm.

Theo Sam

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo